Những thông tin bạn cần quan tâm vào thứ 5, ngày 2 tháng 3:
Đồng Đô la Mỹ đã giảm trên diện rộng vào thứ 4, ngay cả khi lãi suất trái phiếu của Mỹ tăng vọt. Hầu hết các thị trường chứng khoán châu Âu đều giảm và ở Phố Wall, các chỉ số trái ngược nhau. Thị trường chạm đáy sau khi công bố Chỉ số người quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất của Viện Quản lý cung ứng (ISM) tại Mỹ nhưng sau đó đã phục hồi.
Chỉ số tháng 2 tăng lên 47,7, cho thấy lĩnh vực này vẫn nằm trong vùng thu hẹp. Điều bất ngờ đến từ Chỉ số thanh toán giá, tăng 6,8 điểm lên 51,3 và gây ra tình trạng bán tháo trái phiếu chính phủ và đồng Đô la Mỹ phục hồi trong thời gian ngắn. Tiền tệ phản ánh phần nào sự lạc quan hơn so với cổ phiếu. PMI của Trung Quốc tăng trên mức 50, dẫn đến hy vọng về triển vọng kinh tế.
Những người tham gia thị trường sẽ tiếp tục theo dõi sát sao thị trường trái phiếu sau một ngày mà lãi suất trái phiếu của Mỹ và châu Âu tăng vọt sau số liệu lạm phát. Lịch kinh tế công bố Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Khu vực đồng Euro vào thứ 5, biên bản cuộc họp của Ngân hàng Trung ương Châu Âu và dữ liệu Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu của Mỹ.
Đồng Euro là một trong những đồng tiền hoạt động hiệu quả nhất trong thị trường FX, nhờ dữ liệu lạm phát cao hơn dự kiến của Đức và kỳ vọng của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB). EUR/USD đạt mức đỉnh hàng tuần gần 1,0700 và sau đó giảm trở lại. Đồng Bảng Anh thoái lui khi GBP/USD kiểm tra mức dưới 1,2000. USD/JPY đã kết thúc ngày thứ 4 đi ngang mặc dù lã suất trái phiếu chính phủ cao hơn.
AUD/USD đã tăng trở lại từ mức đáy hàng tháng, có thể bảo vệ mức hỗ trợ 0,6700. NZD là đồng tiền hoạt động tốt nhất vào thứ 4, với NZD/USD đạt mức đỉnh trong hai tuần là 0,6275. USD/CAD giảm nhẹ và dao động quanh mức 1,3600.
Vàng tăng ngày thứ hai liên tiếp bất chấp lãi suất trái phiếu cao hơn, tìm thấy mức kháng cự tại 1.845$/oz. Bitcoin đã không thể lấy lại mức 24.000$ và bị thoái lui.